Sign In

Vietnam – International ESG & Sustainability Alliance

Blog

Latest News
Đề xuất đơn giản hóa CBAM vừa vượt qua cuộc bỏ phiếu quan trọng đầu tiên

Đề xuất đơn giản hóa CBAM vừa vượt qua cuộc bỏ phiếu quan trọng đầu tiên

Sáng nay, Nghị viện châu Âu đã phê duyệt ngưỡng kê khai CBAM ở mức 50 tấn mỗi năm, cùng với nhiều đề xuất khác nằm trong gói đơn giản hóa (Omnibus package) đã được thảo luận từ tháng 2.

Source: https://www.europarl.europa.eu/news/en/press-room/20250515IPR28461/parliament-supports-proposals-to-simplify-eu-carbon-leakage-instrument



CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) đang tiến gần hơn tới việc triển khai chính thức.

Việc đặt ngưỡng kê khai 50 tấn/năm sẽ giảm gánh nặng hành chính cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc có lượng phát thải thấp, hướng tới sự thực tiễn hơn trong triển khai.

Việc không chấp nhận bất kỳ sửa đổi nào cho thấy các nhà lập pháp đang quyết tâm giữ tính nhất quán và cung cấp sự chắc chắn cho các bên liên quan.

Ý nghĩa đối với doanh nghiệp (đặc biệt là ngoài EU), nhất là VN:

Nếu bạn là nhà xuất khẩu sang EU các sản phẩm chịu CBAM (như xi măng, thép, nhôm, phân bón, điện, hydro…), thì đây là tín hiệu quan trọng: CBAM sẽ được áp dụng nghiêm túc, nhưng có tính linh hoạt.

Cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc kê khai khí nhà kính (GHG) và đảm bảo minh bạch dữ liệu phát thải theo yêu cầu CBAM, đặc biệt từ năm 2026.

Doanh nghiệp nhỏ có thể được miễn trừ kê khai nếu dưới ngưỡng 50 tấn CO₂e/năm, tuy nhiên cần xác định rõ liệu sản phẩm và khối lượng xuất khẩu có vượt ngưỡng này không.

1. Tác động tích cực: Giảm gánh nặng kê khai cho doanh nghiệp nhỏ
Việc áp dụng ngưỡng 50 tấn CO₂e/năm có thể giảm chi phí tuân thủ và báo cáo cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam.

Ví dụ, nếu một công ty Việt Nam xuất khẩu thép, xi măng hoặc nhôm sang EU nhưng khối lượng nhỏ và phát thải dưới 50 tấn CO₂e/năm, có thể được miễn nghĩa vụ kê khai CBAM, ít nhất trong giai đoạn đầu.

2. Tác động tiêu cực / Rủi ro với doanh nghiệp xuất khẩu lớn

– Các doanh nghiệp lớn xuất khẩu sang EU (xi măng, nhôm, thép, phân bón, điện, hydro) vẫn phải tuân thủ đầy đủ quy định CBAM từ năm 2026:

– Báo cáo lượng phát thải CO₂e gắn với sản phẩm.

– Mua “chứng chỉ CBAM” tương ứng nếu lượng phát thải vượt chuẩn.

Điều này đòi hỏi phải có hệ thống đo đạc và kiểm kê khí nhà kính theo GHG Protocol (Scope 1, 2) hoặc tiêu chuẩn tương đương.

Các nhà máy sản xuất ở Việt Nam cần:
– Tối ưu hiệu suất năng lượng.
– Chuyển đổi nhiên liệu sạch hơn (ví dụ: dùng năng lượng tái tạo thay cho than).
– Tính toán và công bố số liệu phát thải minh bạch, nếu muốn tiếp cận thị trường EU một cách bền vững.

Các yêu cầu CBAM thúc đẩy nhu cầu về:
– Dịch vụ tư vấn tính toán khí nhà kính (GHG).
– Lập Báo cáo LCA – EPD.
– Đào tạo nội bộ và xây dựng năng lực cho doanh nghiệp trong lĩnh vực ESG.

Doanh nghiệp Việt Nam muốn duy trì vị thế xuất khẩu sang EU cần đầu tư nghiêm túc vào đo lường, giảm phát thải và minh bạch ESG.

Nếu quý công ty cần hiểu rõ và thực hiện hồ sơ của mình , đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You cannot copy content of this page