Sign In

Vietnam – International ESG & Sustainability Alliance

Blog

Latest News
Xu hướng tăng trưởng đô thị dựa trên Khu phức hợp thân thiện với môi trường – Samsung

Xu hướng tăng trưởng đô thị dựa trên Khu phức hợp thân thiện với môi trường – Samsung

Cùng với sự tăng dân số và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của TP.HCM là vấn đề ô nhiễm môi trường. Sự phát triển của đô thị và công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm nước, không khí và đất, và chất thải thì không ngừng gia tăng.

Do đó, Samsung Engineering, đơn vị đã cùng đồng hành trải qua quá trình phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của Hàn Quốc trong giai đoạn trước đây, đề xuất một mô hình thân thiện với môi trườnng của Samsung Engineering với mục đích hướng tới kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường, tập trung vào xửg trong tương lai cho TP.HCM.

Cụ thể mô hình Khu phức hợp thân thiện với môi trườ lý nước và rác thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gia tăng giá trị cuộc sống của người dân đô thị, cụ thể như sau:

Xử lý nước: Công nghệ giải quyết tình trạng khan hiếm nước sạch

Cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn hán và xây dựng các đập ở thượng nguồn đã khiến tình trạng thiếu nước, đặc biệt là nước sạch ở miền Nam Việt Nam trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh, ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Do đó, cần phải tích cực xem xét các cách giải quyết vấn đề thiếu nước sạch như xử lý nước thải để tái sử dụng cho các nhu cầu cần thiết như phục vụ công nghiệp, nông nghiệp, rửa đường…

Samsung Engineering đã phát triển thành công công nghệ tái sử dụng nước bằng phương pháp thẩm thấu ngược, và đang thực hiện xử lý nước thải cho Thành phố Asan, Hàn Quốc, qua đó nước thải được tái sử dụng và cung cấp cho nhà máy Samsung Display, thành viên của Tập đoàn Samsung để sử dụng trong sản xuất công nghiệp cho các nhà máy.

Xử lý nước thải: Công nghệ tiết kiệm năng lượng trong xử lý nước thải

Lượng điện năng tiêu thụ cho xử lý nước thải chiếm từ 1-3% tổng lượng điện tiêu thụ của cả nước. Do đó, cần phải đạt được net-zero cho các cơ sở xử lý nước thải bằng cách sử dụng các quy trình xử lý nước thải tiết kiệm năng lượng. Công nghệ bùn hạt hiếu khí không chỉ có diện tích nhỏ hơn so với công nghệ xử lý nước bằng phương pháp sinh học truyền thống mà còn có thể giảm 30% lượng năng lượng tiêu thụ trong quá trình vận hành.

Ngoài ra Samsung Engineering cũng đang phát triển công nghệ Mainstream Anammox mang tính đột phá trong việc giảm năng lượng trong xử lý nước. Thông qua đó, hiện thực hóa việc xử lý nước thải zero energy không cần sự trợ giúp của các nguồn năng lượng tái tạo khác.

Xử lý nước thải: Công nghệ tận thu tài nguyên từ chất thải

Chất thải hữu cơ như phân gia súc, bùn thải, rác thải thực phẩm và phụ phẩm nông nghiệp là nguồn tài nguyên quý giá và có thể thu hồi năng lượng.

Do đó, nguồn carbon gây ô nhiễm trong nước thải phải được thu hồi thành các dạng năng lượng thay vì xử lý đơn thuần.

Xử lý nước thải chắc chắn tạo ra bùn, tuy nhiên bằng cách áp dụng công nghệ nhiệt phân và carbon hóa thủy nhiệt, trước hết sẽ giảm chi phí và ô nhiễm so với việc xử lý bằng phương pháp chôn lấp truyền thống như hiện nay. Và sau đó, bằng việc sản xuất và bán khí sinh học từ bùn, năng lượng được sử dụng cho các nhà máy xử lý có thể thu hồi từ 25% tới 50%.

Ngoài ra, Samsung Engineering còn cung cấp giải pháp toàn diện giúp thu hồi cả năng lượng và tài nguyên bằng cách áp dụng công nghệ để chuyển đổi bùn thành nhiên liệu rắn và nguyên liệu phân bón.

Công nghệ thu hồi: công nghệ thu hồi tài nguyên từ chất thải

Chúng tôi tin rằng Thành phố Hồ Chí Minh có thể khởi xướng thay đổi mô hình từ khái niệm chi phí sang khái niệm đầu tư bằng cách sử dụng công nghệ thu hồi tài nguyên hiệu quả từ chất thải và tài nguyên rác.

Nếu rác thải thực phẩm và chất thải hữu cơ được công nhận như một nguồn tài nguyên và áp dụng công nghệ carbon hóa thủy nhiệt thì nó có thể được chuyển hóa thành nhiên liệu rắn như bùn thải.

Xử lý chất thải, chuyển đổi thành năng lượng: Công nghệ tiết kiệm năng lượng và an toàn trong xử lý chất thải

Đốt rác phát điện sẽ thân thiện với môi trường hơn so với công nghệ chôn lấp truyền thống. Hiệu suất là yếu tố quan trọng nhất trong việc chuyển hóa chất thải thành năng lượng và nếu sử dụng công nghệ ORC có thể giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng ngoài ra nhiệt dư từ các nhà máy đốt rác có thể được chuyển hóa thành năng lượng.

Ở Việt Nam, ngoài phương pháp xử lý rác bằng cách chôn lấp truyền thống, một phần chất thải rắn đã và đang được xử lý bằng cách đốt rác phát điện, nhưng việc này vẫn có thể dẫn đến một vấn khác liên quan đến môi trường, gây ô nhiễm không khí như mùi hôi và khí độc hại.

Vì vậy, cần phải hết sức quan tâm và hạn chế tối đa tác động của mùi hôi, khí độc hại từ các nhà máy đốt rác phát điện. Việc áp dụng giải pháp công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường để kiểm soát tối đa mùi hôi, khí độc hại từ các nhà máy đốt rác phải được ưu tiên hàng đầu trong việc triển khai các hoạt động đốt rác phát điện, đặc biệt tại đô thị lớn như Tp.HCM. Tại Samsung Engineering, chúng tôi đã phát triển và áp dụng thành công các giải pháp công nghệ thân thiện với môi trường để kiểm soát mùi hôi, khí độc hại do các hoạt động đốt rác phát điện này.

Về tác giả:

HAN SANG DEOG,

Phó Tổng Giám Đốc điều hành Samsung Engineering Co, Ltd

  • Lĩnh vực phụ trách/Sector: Công nghệ môi trường và công nghiệp
  • Trong hơn 30 năm làm việc tại Tập đoàn Samsung, ông Han Sang Deog trực tiếp dẫn dắt, quản lý các dự án quy mô lớn, phức tạp của Samsung Engineering tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời đảm nhiệm qua nhiều vị trí, chức vụ ở cấp độ toàn cầu
  • Từ năm 2016, lĩnh vực trọng điểm của tập đoàn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các vấn đề ESG (environment – social – governance)
  • Trong quá trình công tác, ông Han Sang Deog đóng vai trò lớn trong việc kiến tạo mô hình hợp tác công-tư giữa chính phủ các quốc gia Trung Đông và Samsung Engineering liên quan đến lĩnh vực môi trường.

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You cannot copy content of this page